Nghiên cứu và phát triển phân bón sinh học – liều thuốc tăng trưởng cho nông nghiệp
Nghiên cứu và phát triển phân bón sinh học – liều thuốc tăng trưởng cho nông nghiệp
Mục tiêu của việc nghiên cứu phân bón sinh học
Với mục tiêu vì một mùa màng bội thu, việc nghiên cứu ra các dòng phân bón sinh học mới thật sự là một điều vô cùng cần thiết. Việc nghiên cứu sẽ tìm ra được cách chế tạo ra các loại phân bón hữu cơ phù hợp để đi dần áp dụng vào công nghiệp, canh tác tiến bộ.
Theo các thạc sĩ trong nhóm nghiên cứu cho hay, họ không ngừng cải thiện và tìm ra các giống nấm có lợi để cấy và đưa vào phát triển, sau dần khi thành công sẽ đưa ra thị trường phục vụ cho bà con sau này. Tất cả mang một ý nghĩa khoa học rất lớn, chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc để khuyến khích bà con phát triển, đầu tư hơn nữa trong ngành trồng trọt. Tính khoa học sẽ được dần áp dụng vào đời sống, sâu hơn vào lĩnh vực nông nghiệp, huy động tối đa được nguồn lực tự nhiên của thiên nhiên.
Ưu điểm và lợi ích của phân bón sinh học
Thật sự, việc sử dụng phân bón sinh học có ý nghĩa và tiết kiệm thời gian, công sức của bà con nông dân vô cùng tốt, cụ thể ở những mặt sau:
- Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất đa trung vi lượng cho cây trồng phát triển vượt bậc
- Thúc đẩy quá trình hoạt động, làm việc của các vi sinh vật sinh sống dưới lòng đất, từ đó đất sẽ tơi xốp, cải thiện độ màu mỡ
- Tận dụng tối đa các nguồn nguyên liệu có sẵn, giảm chi phí hoang phí các loại phân bón không cần thiết
- Cân bằng độ PH, kích thích sự phát triển của bộ rễ cây trồng
- Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất kháng sinh giúp cây trồng luôn khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh tối đa
- Tăng chất lượng thu hoạch
- Ức chế, diệt trừ các mầm mống gây bệnh
- Thân thiện với môi trường
Các loại phân bón sinh học phổ biến
Căn cứ vào công dụng, thành phần dưỡng chất và hàm lượng có trong phân bón sinh học, ta có thể chia làm 7 loại chính:
- Phân bón sinh học cố định đạm: chứa các vi sinh vật có thể là tự do hoặc cộng sinh với khả năng cố định các hợp chất Nitơ trong không khí để cây trồng dễ hấp thu, phát triển
- Phân bón sinh học phân giải chất hữu cơ chất xenlulo: chứa các loại vi sinh vật có khả năng phân hủy phân chuồng tươi, các hợp chất hữu cơ, hay xác bã thực vật.
- Giúp phân giải lân: chứa các loại vi sinh vật có khả năng phân giải các loại lân khó tan trong đất
- Giúp phân giải Kali, Silic: chứa nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất thành các ion Kali, Silic.
- Ức chế được các vi sinh vật gây bệnh.
- Cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng, các chất này chứa chủng vi sinh Bacillus sp.
- Sản xuất các chất kích thích giúp tăng trưởng đều
Những điều cần lưu ý khi sử dụng phân bón sinh học
Để đạt được hiệu quả cao nhất, bà con nên chú ý những vấn đề sau để sử dụng phân bón sinh học phát huy đúng tác dụng của nó nhé!
- Đúng loại phân: Từng loại phân bón đều có chứa những nguyên tố hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Do đó, bà con cần theo dõi, quan sát mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng để bón phân thật đúng loại phân mà cây trồng cần.
- Đúng lượng: Phân bón cung cấp cho cây trồng nên sử dụng một liều lượng vừa đủ, không nên quá nhiều hay quá ít. Bởi vì lượng dinh dưỡng mà cây hấp thụ vào sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của. Do đó, cân nhắc và lựa chọn những thời điểm thích hợp để thay đổi liều lượng cho hợp lý
- Đúng lúc: Mỗi loại cây trồng đều có từng giai đoạn sinh trưởng vượt trội khác nhau, do đó nhu cầu dinh dưỡng của từng khung thời gian cũng nên có sự linh hoạt. Vậy nên, bà con cần theo dõi sát sao quá trình sinh trưởng của cây trồng. Cung cấp dinh dưỡng kịp thời khi cây trồng cần và quan sát những nhu cầu thường được biểu hiện qua các bộ phận cây trồng.
- Đúng cách: Mỗi loại phân bón có cách sử dụng khác nhau, bà con hãy nên đọc kỹ cách sử dụng để dùng đúng cách tránh những tình trạng đáng tiếc nhé!